Chuyến đi khảo sát rừng của đoàn khoa học và nhà báo xuất phát từ xã Đồng Nai Thượng trong 3 ngày đã thu thập được nhiều thông tin quý giá về sự “giàu có” của Vườn Quốc Gia Cát Tiên, nơi diện tích rừng bao phủ trên 71.000 ha, nơi được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và được các nhà nghiên cứu coi là “kho báu đại ngàn”.
Hiện nay vì mục đích khai thác luận nhuận, vài nhóm cá nhân đã cho rằng Cát Tiên là “rừng nghèo”. Thật nực cười bởi họ đã phủ nhận cả cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế với rất nhiều công trình nghiên cứu về hệ động thực vật tại Cát Tiên. Càng nực cười hơn, khi những người ấy không hề có sự khảo sát thực tế mà dám làm nghèo hóa rừng – đó cũng là cáchsẵn sàng làm nghèo hóa đất nước bởi hành động khai thác tài nguyên ăn xổi ở thì phục vụ cho lợi ích riêng.
Chuyến đi ba ngày vất vả, song giúp tôi thêm hiểu – Rừng là lá chắn cho tương lai!
Nơi rừng rậm bắt đầu. Từ điểm đánh dấu này, vườn Quốc gia Cát Tiên xác định phía trước là rừng nguyên sinh bất-khả-xâm-phạm.
Con đường mòn trong khu rừng nguyên sinh dẫn sâu vào rừng Cát Tiên, vùng rừng này rất đa dạng về hệ động thực vật
Thật may mắn trên đường đi chúng tôi chụp được hình Vượn má vàng. Loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao sống tại khu vực dự kiến xây thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Một thanh niên người M'Nông, nhìn chúng tôi bằng con mắt tò mò - Khu vực Cát Tiên còn có những cộng đồng dân tộc thiểu số, giá trị văn hóa của những cộng đồng ấy cũng là một kho tàng quý báu.Vẻ đẹp của rừng: Hoa trà Camelia- loài đặc hữu mới được phát hiện- cũng ngay tại vị trí dự kiến xây thủy điện.
Muốn vào khu vực dự kiến xây thủy điện 6A, các nhà khoa học phải chăng dây thừng qua suối…
… và giơ cao đồ nghề, bám dây thật chặt lần qua nếu không muốn bị cuốn trôi.
Nhà báo Đức Tuyên (Tuổi Trẻ) đang ghi lại nhật ký hành trình đầy gian khổ.
Vĩ thanh
Khi tìm hiểu về loài vượn má vàng, tôi được biết rằng đây là loài có tính chung thủy rất cao. Nếu cặp vợ chồng vượn bị chết đi một con thì con còn lại không bao giờ “tái giá”. Chúng cũng có tập quán loài rất bảo thủ khi chỉ sống trong khu vực ưa thích của mình (và đó là nơi người ta tính làm thủy điện). Vượn má vàng- loài có nguy cơ tuyệt chủng cao- sẽ ra sao khi thủy điện được xây? Câu trả lời chỉ có một: nguy cơ ấy sẽ cao hơn bội phần!
Và nơi hai dự án thủy điện dự kiến triển khai còn nhiều loài đặc hữu khác như chà vá chân đen, khỉ mặt đỏ, gà so cổ hung,… đều có tên trong sách đỏ.
Nơi ấy, rừng ấy không nghèo!
Bài và ảnh Quốc Ấn
Nơi ấy, rừng ấy không nghèo!
Bài và ảnh Quốc Ấn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét