Giới thiệu

Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới"[2]. Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam[3] với tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập nước quanh năm) - Theo Wiki

Đây  thực sự là một kho báu tự nhiên của Việt Nam. Để góp phần bảo vệ kho báu vô giá này, góp phần vào hoạt động quảng bá, tuyên truyền tăng cường nhận thức của cộng đồng về giá trị của Vườn quốc gia Cát Tiên, nhóm sáng kiến CTR2011 đã xây dựng chương trình “ Truyền thông xã hội - tình nguyện Cát Tiên từ +1 tới + N"

Chương trình bao gồm:
1. "Hành trình về Cát Tiên – khám phá kho báu đại ngàn”
Đây là hình thức truyền thông tác động thực địa với các nhóm cộng đồng đực thực hiện tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Mỗi thành viên tham gia hành trình sẽ được hưởng thụ lợi ích thiết thực: tìm  hiểu giá trị của VQG Cát Tiên - kỹ năng sinh tồn - ý thức bảo  vệ thiên nhiên môi trường. Từ đó họ trở thành hạt nhân tích cực truyền thông lại cho cộng đồng về VQG Cát Tiên

2.  Mạng lưới truyền thông internet truyền tải liên tục thông tin về các hoạt động bảo tồn - nghiên cứu - du lịch tại  Vườn quốc gia Cát Tiên.

Thông qua sự phối hợp giữa hai hoạt động truyền thông này những thông tin về Vườn quốc gia Cát Tiên sẽ được đưa đến cộng đồng một cách sinh đông, rộng rãi, có khả năng tác động tích cực tới nhận thức của từng cá nhân được hưởng thụ lợi ích của chương trình.

Ở nơi này, chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi cơ bản: Cát Tiên. Cát Tiên có gì và bị đe dọa bởi ai? Tại sao phải giữ rừng Việt Nam nói chung và vườn Quốc gia Cát Tiên nói riêng? Rừng và sự phát triển bền vững liên quan ra sao? Rừng làm giảm biến đổi khí hậu như thế nào?...