Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Cattien world heritage

Cat Tien National Park

Cat Tien National Park is estimated as the reserve of natural resources in Vietnam with lots of rare, specious and endemic genes of fauna and flora, as plentiful site for scientists, domestic and foreign tourists.

The natural area of Cat Tien National Park is 71.920ha wide including the South of Cat Tien (Dong Nai province) 39.627ha; Cat Loc (Lam Dong province) 27.850ha; the West of Cat Tien (Binh Phuoc province 4.4431-ha).

Cat Tien National Park is part of the wet tropical forest complex and one of the specious natural forests remaining in Vietnam. That is why this area is significant not only in Vietnam but in the world as well. The diversity of the Park has been recognized by WWF when this international organization selected the Park as one of 200 global ecological zones including the land and its water area with its wellknown biological diversity. In 2001 Cat Tien National Park has been listed by UNESCO as the 411th biosphere Reserve Zone in the world.

Cat Tien National Park is also specially significant to the socio-economy of the region as its ecosystem takes an active part in the control of flood, at the same time it is also forest protecting for the water source of Tri An Hydro electrical Power Plant, a freshwater source supplied for Dong Nai province, Ho Chi Minh city and Ba Ria - Vung Tau province.

Cat Tien National Park is geologically in the transiting area from the Southern- Central Highland to the Southern plain. Including typical geological features of the end of Truong Son mountain range and South East of Vietnam, with 5 following major terrain types:

(1) High mountain with slope side: It mainly locates in the North of Cat Tien National Park. The elevation (from the sea level) is 200m - GCOm, slope 15 - 200 with some over 300. The topography is lope at the rnountain sides, the area in the centre of river, stream and at the top are flat. The division grade is complex and be the beginning of small streams flowing into Dong Nai river.

(2) Medium high mountain with slope side: Locating at the West South of Cat Tien National Park with elevation of 200m - 300m, slope 150 - 200, high division. Big streams as Dac Lua, Da Tapok are formed by this hilly midland and finally pour into Dong Nai river.

(3) Low and flat hill: Locating at the East South of Cat Tien National Park with elevation of 130m - 150m, slope of 50 - 70, little division.

(4) Dong Nai river bench and hill connecting to the swamp: At the West South of Cat Tien National Park, with mean elevation of 130m.

(5) Stream bench mixed with lake and swamp: This type of terrain includes small streams, scattering flooded lands, lakes and ponds in the branch of Dac Lua stream and the central area in the north of the Park. It is often in lack of water in the dry season but flooded in rainy season. In the dry season;, the water exists only in big swampy areas such as Bau Sau, Bau Chim, Bau Co, ... The elevation of this area is less than 130m.

The National Park grade is down from the North to the South and West to East, elevation of 626m in Loc Bac and 115m in, Nui Taong.

Cat Tien National Park locates in the middle of two biogeologies changing from Truong Son highland to Southen plain. Therefore it gathers 212 abundant diversity of fauna and flora typical for ecosystem of wet tropical forest in the provinces in South East of Vietnam.

The major component is Dipterocarpaceas, Fabaceae and Lythraceae.

Until now, it has been confirmed in Cat Tien Natiofial Park that there are 1 610 species, 724 branches, 162 families, and 75 groups.

In which:

- Big trees: 176 species; small trees: 335 species; Mini plants: 345 species, floristic composition: 311 species; vine: 238 species; Epiphyte, phytoparasite plants: 143 species; Semi-plant: 62 species.

- Specious plants: 38 species of 13 families such as: Afzelia Xylocarpa, Dalbergia sp., Pterocarpus macrocarpus, Sindora siamensis, Dispyros martima, Xylia xylocarpa, ... that have listed in Vietnamese Red Book.

The endemic gene and local endemic trees: 22 species of 12 families such as Thien Thien Dong Nai, Ve Tuyen Ngot of Thien Ly family.

Cat Tien National Park is divided into 5 types of forest as follows:

(1) Often green big leaves forest: The majority is trees of Dipterocarpaceae such as: Dipterocarpus alatus, Dipterocarps intri catus, Dalbergia alatus, Dalbergia mammosa, Afzelia xylocarpa, pterocargus macrocarpus,

(2) Ofteil green leaves with half fallen forest: Mainly are trees with fallen leaves in dry season as Lagerstoemia calyculata, Tetrameles nudiflora, Anogissus acminata,

(3) Trees mixed with bamboo forest: This is affected by the human beings, the forest often green with half of which have leaves fafallen by forest fire, toxic chemicals, the forest canopy is opened and bamboos have occupied. Popular trees are Mesua sp., Eagerstoernia calyculata, Xylia xylocarpa, two main bamboos are Bambusa procera and Giagarrtochloa sp.

(4) Burely bzmboo forest: This is also affected by human beings. After the rice fields made by destroying the forest and be ignored creating fravorable condition for the growing of bamboos. The two popular bamboos are Bambusa procera and Giarochloa sp. Forming big parts of forest; There is only La Nga bamboo exists in flooded area.

(5) Flooded plantation bench: Cat Tien National Park has big area of swamp with water resources not polluted yet. In the rainy season, the river water flooded an area of 2,500ha. It is the deepest area among Bau Sau, Bau Chim, Bau Co, ...

Flooded plantation area is favorable iocatioil for Crocodylus siamensis, aquatic plants and animals, water birds, freshwater grasses. Big animals such as Sus scrofa, Cerws unicolor, Box gaurus, ... often gather here in dry season. The popular water trees are: Dai phong tu, Loc vling, Sang do mixed with lau, lach, co de ...

The fauna zone of Cat Tien National Park has typical features similar to the fauna zone in East Truong Son plain, closely related with Tay Nguyen, most outstandingly is the set of hoofs with 6 popular species as Sris scrofa, traguliis javanicus, Cems unicolor, muntiacus rnuntak, Bos gaurus, Box javanicus, Cervus unicolor. Cat Tien is one of very few forests in Vietnam which wild animals can be observed.

(2) Birds: It includes 348 species of 64 families and 18 sets in which 31 specious and rare species have been discovered and listed in Vietnamese Red Book such as Ciconia episcopus, Pavo muticus imoerator, Leptoptilos javanicus, Pseudibis Davisoni, Cairina sctulata, ...

Arborophila davidi is a rare and specious species of chicken in Vietnam that have not been appeared for years. Scienlists think that they have been extinct until 1997 this species was discovered in Cat Tien National Park.

(3) Reptile: including 79 species of 17 families, 4 sets in which 23 iisted in Vietnamese Red Book as: Crocodylus siamensis, Python reticulatus, Python molurus,...

(4) Animals: including 103 species of 29 fiirniiies, 11 sets in which 25 species listed in Vietnamese Red Book such as: Bos javanicus, Bas gaurus, Panthera tigris, Ursus malayanus, Ursus thibetanus, Lelephas maximus, pardofelis nebulosa, Catopuma temninckii, Cuon alpinus, Hylobates gabriellae, Petaurista philippenis, There still exists Rhinoceros sondaicus annamiticus as branch of Java Rhinoceros, with 5 to 7 ones that is threatened to be extinct.

(5) Fish: including 133 species of 28 faxilies in which 1 species listed in IUCN Red Book (Mon fish or Dragon fish), 8 species listed in Vietnamese Red Book such as Lang bo, Co chai, Co king nha, co loc bong, Co rong, ...

(6) Disomy: including 41 species of 6 families and 2 sets.

(7) Insect: 751 species investigated including 457 species of butterflies. Some samples of other insect sets (Coleopterans, Lepidopterans, ...) have been collected but been defined yet as the lack of document and experts.

Satements of authenticity and/or integrity

Cat Tien National Pa-k has been founded on Jenczry I, 1992 based on the area of forbidden forest in the South of Cat Tien (Dong Nai province) that has been under protection since 1978, Cat Loc area (Lam Dong province) and the West of Cat Tien (Binh Phuoc province) that has been under protection since 1996. Since December 1998, Cat Tim National Park has been integrated with three a.m areas and controlled by Cat Tien National Park Managmeni Board, ,Ministry of Agriculture and Rural Development.

The natural area of Cat Tien National Park is 7 1,920ha, in which the South of Cat Tien (Dong Nai province) is 39.627ha; Cat Loc (Lam Dong province) 27,8521::1; and the West of Cat Tien (Binh Phuoc province) 4,443ha.

On November 10, 2001 Cat Tien National Park has been recognized by UNESCO/NIAB as thc World 41 lthB iosphere Reserved Zone.

Comparison with other similar properties

Cat Tien National Park can be compared with the World Heritage Puerto-Princes Subterranean River National Park (Philippine) and Thungyai - Huai Khaeng Wildlife Sanctuaries (Thai Land), Phong Nha - Ke Sang (Quang Binh province, Vietnam) and Ba Be National Park (Bac Can, Vietnam). That is the similarity in aesthetic beauty, biodiversity and endanger species listed in IUCN Red Book.

Cứu hộ động vật hoang dã - Bài 3: Còn đâu “tiếng gọi nơi hoang dã”?

Mục đích của việc cứu hộ động vật hoang dã là chữa trị, chăm sóc và phục hồi bản năng hoang dã của chúng rồi thả chúng về rừng. Nhưng giờ tìm đâu ra chốn an toàn để thả chúng trở về…

· Đứng nhìn hàng chục con gấu đang tự tìm thức ăn trong khu bán hoang dã, anh Dương Duy Cường, cán bộ phụ trách Trung tâm cứu hộ gấu Cát Tiên, thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, không khỏi chạnh lòng: “Những con gấu này đang trong giai đoạn phục hồi bản năng hoang dã. Chúng được huấn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân, tự kiếm ăn, ghép bầy… để thích nghi với môi trường sau này. Hiện một số con đã có thể tự sống ngoài tự nhiên nhưng trung tâm không biết thả chúng về đâu. Bây giờ cánh rừng nào cũng là nơi nguy hiểm, không chỉ cho riêng loài gấu…”.

Dấu tích đáng sợ của con người

Anh Trần Văn Quản là một trong những người có gần 10 năm gắn bó với Trung tâm cứu hộ gấu Cát Tiên. Hằng ngày anh dậy từ mờ sáng để chuẩn bị thức ăn, sau đó cho gấu ăn rồi vệ sinh chuồng trại. Công việc tất bật từ sáng cho đến tối. Vì vậy tính nết, thói quen cũng như những thói hư tật xấu của từng con gấu anh đều biết rõ như lòng bàn tay. Anh Quản kể: “Con SunShine từ tốn, chậm chạp trong khi ăn cũng như lúc vui đùa nên phải cho nó ăn sớm hơn các con khác. Riêng con Hope và Hy Vọng bị mất một cánh tay nên chúng rất khó tính và lười di chuyển. Mỗi lần cho ăn phải dỗ dành, nuông chiều, không thì nó quậy phá, la lối và cào cấu tay như chơi”.

Trong số các con gấu đang được cứu hộ tại trung tâm, Hope và Hy Vọng là hai chú gấu đáng thương nên dành được nhiều sự quan tâm của các nhân viên nhất. Hope khi vào trung tâm đã bị mất một cánh tay do dính phải bẫy của phường săn bắt. Sau đó, chú lại bị người ta nuôi nhốt một thời gian dài để lấy mật nên sức khỏe rất yếu. Khi về trung tâm, chú chỉ nằm một chỗ, thân thể mang rất nhiều bệnh, mắt mờ, da lở loét… Hiện thể trạng của Hope đã dần hồi phục, di chuyển nhanh nhẹn hơn.

Còn Hy Vọng là tên mà anh Dương Duy Cường đặt cho chú gấu khác khi mới tiếp nhận về trung tâm. Khi đó một bàn tay trước của Hy vọng bị bầm dập nên phải huy động một ê-kíp phẫu thuật cắt bỏ phần tay. “Phẫu thuật xong, ai nấy cũng mệt rã rời nhưng ai cũng hy vọng vết thương sẽ lành và không để lại biến chứng. Một anh trong ê-kíp bỗng thốt lên: “Hy vọng nó không sao”. Thế là cái tên Hy Vọng của nó bắt đầu từ đó” - anh Cường kể.

Có chứng kiến cảnh các nhân viên chăm sóc thú mới thấy hết được sự khó nhọc và gian truân. Từ 4 giờ sáng, anh Quản phải dậy để lo bữa ăn cho 42 con gấu. Xong, anh lại nấu cháo để chuẩn bị bữa trưa cho chúng tiếp… Tranh thủ lúc gấu đang ăn, anh và các nhân viên đem thêm thức ăn giấu ở các nơi trong khu bán hoang dã để khi thả chúng đến đấy rong chơi, chúng có thể tự tìm kiếm thức ăn. Đây là khâu quan trọng trong quá trình phục hồi bản năng hoang dã để sau này, khi được thả về rừng, chúng có thể tự tìm kiếm thức ăn và thích nghi với môi trường sống.

Nơi nào cũng nguy hiểm

Đa phần số gấu ở trung tâm này trước đây từng bị nuôi nhốt để lấy mật, từng bị con người hành hạ dã man nên khi mới về trung tâm chúng thường tỏ ra giận giữ, gầm rú khi thấy có người đến gần. Có nhân viên khi vừa đưa thức ăn vào chuồng đã bị chúng cào cấu, sẵn sàng tấn công. “Những lúc như vậy chúng tôi phải dùng những cử chỉ yêu thương để “cảm hóa” và giúp chúng vượt qua giai đoạn tâm lý khó khăn. Sau một thời gian dài được chăm sóc, dường như chúng cũng cảm nhận được sự an toàn và tình cảm yêu thương của các nhân viên ở đây nên chúng dần tỏ ra thân thiện, ngoan ngoãn. Những nàng gấu dần dần tỏ ra dịu dàng và điệu đàng ra phết, còn các anh gấu cũng vạm vỡ và đằm tính hơn nhiều” - anh Quản cười dí dỏm.

Theo quy trình cứu hộ, khi gấu đã tự tìm kiếm thức ăn thì trung tâm sẽ bắt đầu cho chúng nhập bầy. Thường thì gấu sống từng đôi với nhau. Có thể là hai con đực hoặc hai con cái kết với nhau thành cặp, hoặc cũng có thể cho một con đực một con cái “tái hợp” thành đôi. Các nhân viên cho biết có vài trường hợp gấu cái sinh con, do thấy bóng người, sợ gặp nguy hiểm nên chúng bèn… ăn thịt phức luôn gấu con. Thành ra trung tâm phải ghép hai con đực hoặc hai con cái với nhau để chúng khỏi thụ thai và sinh con.

Khi mới ghép bầy, nhiều con gấu không hợp tính nết nên đâm ra cắn xé, đuổi đánh nhau đến rách cả miệng. “Tội nghiệp nhất là chuyện chú gấu đực không hiểu cơ sự thế nào tự nhiên lại lấy tay cào cấu “của quý” của mình, lôi cả hòn bi ra ngoài. Anh em phải phẫu thuật để cắt bỏ hòn bi và khâu vết thương. Từ đó về sau gấu ta sống đời “hoạn quan”. Có lẽ do cu cậu đang tuổi sung sức “chuyện ấy” nhưng lại bị “cấm vận” nên đâm ra bứt rứt, khó chịu mà làm càn, “bỏ quách đi cho rồi” chăng?” - anh Cường phỏng đoán.

Đưa chúng tôi đi thăm khu bán hoang dã tại trung tâm, anh Cường cho biết: “Hằng ngày chúng tôi cho gấu ra khu bán hoang dã để chúng đánh hơi và tìm kiếm thức ăn. Mặt khác, giúp chúng di chuyển, leo trèo để tạo cảm giác như đang ở trong rừng. Việc này giúp khơi gợi bản năng tự nhiên và quên đi những tập tính bị con người thuần dưỡng khi nuôi nhốt. Dần dần chúng sẽ lấy lại bản năng hoang dã để thích ứng khi được thả về rừng”.

Nói đến đây, giọng anh Cường chùng xuống. Anh nói giờ không thể tìm đâu ra nơi an toàn để thả chúng về với môi trường hoang dã. “Chúng tôi từng khảo sát tất cả các cánh rừng Cát Tiên và phát hiện một số nơi có dấu vết của loài gấu cùng họ với số gấu đang được chăm sóc ở đây. Về mặt tự nhiên, Cát Tiên là nơi gấu có thể sống được. Nhưng gần đây dấu tích của gấu tại khu vực này không còn nữa. Điều này cho thấy loài gấu đang bị săn bắt và truy lùng ráo riết. Phóng thích những cá thể gấu đang cứu hộ tại đây trong hoàn cảnh này chẳng khác nào đưa chúng vào chỗ chết. Vì vậy chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc cứu hộ nhân đạo, còn thả về tự nhiên thì… chưa biết đến bao giờ!” - anh Cường buồn bã nói.

Dấu hiệu tích cực

Khu bán hoang dã dành cho gấu được đưa vào chương trình tham quan du lịch của Vườn quốc gia Cát Tiên nên có rất nhiều khách đến tham quan. Có người sau khi tham quan đã đến liên hệ trung tâm để… giao nộp gấu mà mình từng nuôi nhốt lấy mật. Gần đây nhất có một cơ sở du lịch ở Đồng Nai đã chuyển giao năm con gấu cho trung tâm và một người đàn ông ở Vĩnh Long cũng bàn giao ba con gấu để trung tâm chăm sóc.

Anh Dương Duy Cường, cán bộ trung tâm, nói: “Đây là một dấu hiệu tích cực. Điều này cho thấy người dân đã dần ý thức được vấn đề bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm cũng như bảo vệ môi trường. Mong sao có thêm nhiều người dân cùng đồng hành với chúng tôi trong việc cứu hộ gấu. Theo tôi được biết thì hiện ở Việt Nam vẫn còn hơn 3.000 cá thể gấu được nuôi nhốt để lấy mật. Trong khi đó số gấu ngoài tự nhiên thì đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng”.

HUYỀN VI

Cứu hộ động vật hoang dã - Bài 2: Thiên đường của linh trưởng

Giữa Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) có một hòn đảo nhỏ mang tên Đảo Tiên, nơi có những “cô tiên” nước ngoài ngày ngày chăm sóc, bảo bọc những chú khỉ, vượn, voọc... khỏi bàn tay tàn hại của con người.

·

· Khu cứu hộ linh trưởng Đảo Tiên (EAST) rộng khoảng 30 ha, nằm trên một đảo nhỏ thuộc Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên. Quá trình thành lập nơi này gắn liền với sự nỗ lực và cố gắng của một cô gái đến từ nước Anh - TS Marina Kenyon Ann, 38 tuổi. Khi còn là sinh viên, Marina đã mất nhiều năm nghiên cứu đề tài vượn đen má vàng ở VQG Cát Tiên. Khi cô bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cũng là lúc cô bắt đầu cho dự án cứu hộ các loài linh trưởng nguy cấp tại phía Nam Việt Nam.

Cơ duyên từ hai chú vượn trôi nổi

Ông Nguyễn Duy Khang, cán bộ VQG Cát Tiên, người được hỗ trợ công tác quản lý tại Khu cứu hộ linh trưởng Đảo Tiên, kể về duyên cớ ra đời khu cứu hộ này. Cơ duyên đến từ hai con vượn đen má vàng được hải quan Hong Kong thu được từ những người mua bán động vật hoang dã trái phép. Khi xác minh, họ kết luận hai con vượn này có nguồn gốc từ Việt Nam nên gửi thông báo cho cơ quan chức năng Việt Nam sang nhận về. Nhưng khi đó do lúng túng chuyện kinh phí nên Việt Nam đã không cử đại diện sang nhận. Biết được tin này, bà Alison Cronin, một trong những người sáng lập Trung tâm Cứu hộ Monkey World Ape (Vương quốc Anh), đã bỏ kinh phí đứng ra nhận hai cá thể vượn này để cứu hộ.

Bà Alison Cronin cũng chính là người hướng dẫn TS Marina Kenyon Ann nghiên cứu đề tài về loài vượn đen má vàng ở Cát Tiên. “Sau sự việc này Marina đã đến Việt Nam nhiều hơn và thu thập thêm những thông tin về việc săn bắt, nuôi nhốt và sự tồn tại của các loài linh trưởng ở khu vực phía Nam Việt Nam. Đề án thành lập trung tâm cứu hộ các linh trưởng nguy cấp ở VQG Cát Tiên cũng đã được Marina ấp ủ từ đó. Không lâu sau, đại diện Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Monkey World Ape và Trường ĐH Pingtung (Đài Loan) đã liên hệ với chính phủ Việt Nam và VQG Cát Tiên để thành lập khu cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Đến năm 2008 Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên chính thức ra đời. Sau bốn năm hoạt động, Đảo Tiên đã cứu hộ hơn 20 cá thể bao gồm: culi, voọc, vượn…” - ông Nguyễn Duy Khang kể.

Ở Đảo Tiên, những con thú mới được tiếp nhận đều ở trong tình trạng ốm yếu, bệnh tật và nhiều vết thương trên cơ thể. Mặt khác, do bị nuôi nhốt lâu ngày nên có những con thú bị nhiễm các tập tính do con người huấn luyện. Để cứu hộ và phục hồi những bản năng hoang dã cho nó phải cần một thời gian rất lâu và đầy khó khăn. Cách đây không lâu, một số cá thể vượn được cứu hộ đầu tiên ở Đảo Tiên đã được thả về tự nhiên. Qua theo dõi bằng các thiết bị dò tìm hiện đại gắn trên cơ thể số vượn này cho thấy chúng đang thích nghi tốt với môi trường hoang dã.

Những người viết nên “câu chuyện cổ tích” cho những loài linh trưởng đang trên bờ của sự tuyệt chủng không ai khác là các “cô tiên” đến từ Anh quốc xa xôi.


“Cô tiên” của đảo nhỏ

Rất tiếc khi chúng tôi đến Đảo Tiên, cô Marina đã về nước thăm gia đình. Anh Đinh Sỹ Đạt, cán bộ tuyên truyền của Đảo Tiên, kể: “Marina rất cá tính. Cô từng sống hằng tuần ở trong rừng để lần theo dấu vết của các loài linh trưởng. Khi phát hiện được dấu vết của con thú, cô cẩn thận thu nhặt từng mẩu vật từ dấu chân đến phân, thức ăn… để phục vụ cho công việc nghiên cứu. Cô tự tay lo thức ăn cho thú và nhiều khi kiêm luôn công việc của bác sĩ thú y. Marina nhớ chính xác từng tập tính và thói quen của các con thú ở đây”.

Cùng làm việc với Marina còn có Stephanie Pace. Trong thời gian Marina đi vắng, công việc của khu cứu hộ do Stephanie Pace tạm thời điều hành. Mọi người quen gọi cô là Step. “Khi còn là sinh viên, tôi đã từng được Marina giới thiệu sang Việt Nam làm công việc tình nguyện tại Đảo Tiên. Từ đó tôi đã bén duyên với công việc ở đây. Sau khi ra trường, cũng chính Marina đã mời tôi về làm việc” - Step kể.

Ngoài việc chăm sóc thú tại trung tâm, Step còn đảm nhiệm công tác giáo dục bảo tồn. Công việc hằng ngày của Step là giáo dục bảo tồn các loài thú hoang dã cho các em học sinh và du khách tham quan tại Đảo Tiên. “Tôi rất ấn tượng với không gian thanh bình và hệ động thực vật đa dạng ở những cánh rừng Cát Tiên. Con người Việt Nam rất thân thiện và đặc biệt các em nhỏ ở đây rất dễ thương. Nhìn các em reo vui khi thấy những con thú được tự do nhảy nhót, chuyền cành trong khu bán hoang dã, tôi rất hạnh phúc” - Step nói.

“Nơi đó mới là nhà của chúng!”

Những ngày qua, các nhân viên tại trung tâm cứu hộ linh trưởng tất bật với công việc dò tìm tín hiệu sóng và định vị vị trí những chú vượn vừa thả về rừng. Nhiều anh em phải băng rừng, lội suối, mang theo hàng đống thiết bị để theo chân các chú vượn. Hiện chúng đã có được lãnh địa riêng và hòa nhập tốt với môi trường tự nhiên. Sau bốn năm thành lập, những nỗ lực cứu hộ của các anh em tại Đảo Tiên bắt đầu có kết quả tốt đẹp.

Step kể lại buổi thả thú về rừng với giọng sôi nổi: “Khi vừa mở cửa lồng, những con vượn chạy vọt ra, quay đầu nhìn xung quanh rồi nhảy tót lên cây. Tiếp đó chúng chuyền từ cành này sang cành khác rồi biến mất vào rừng, chỉ để lại tiếng kêu vang vọng cả khu rừng. Trông chúng lúc ấy giống như bọn trẻ đi xa nay được về nhà vậy!”.

Ông Nguyễn Duy Khang, cán bộ VQG Cát Tiên, nói lâu nay chúng ta cứu hộ chỉ biết chăm sóc thú cho khỏe mạnh rồi thả về tự nhiên mà không biết nó sống chết như thế nào. “Quy trình cứu hộ của Marina đang áp dụng hoàn toàn khác. Các con thú sau khi được cứu hộ, đã phục hồi được bản năng hoang dã, sẽ được gắn những thiết bị phát tín hiệu. Sau đó, Marina đi khảo sát nơi thả thú có sinh cảnh phù hợp, đảm bảo lượng thức ăn cần thiết và đặc biệt có thể giúp nó hòa nhập vào bầy đàn ngoài tự nhiên. Marina phải mất hàng tháng trời băng từ cánh rừng này sang cánh rừng khác để tìm địa điểm. Khi đã chọn được nơi phù hợp, cô sẽ đưa thú vào lồng và đặt chúng tại nơi muốn thả. Mục đích của việc này là giúp con thú quan sát và làm quen với môi trường mới. Thời gian này cũng phải mất hơn một tuần” - ông Khang tâm đắc kể.

Anh Đinh Sỹ Đạt, cán bộ tuyên truyền của Đảo Tiên, kể cho chúng tôi nghe rất nhiều chuyện đáng yêu từ những con thú tại Đảo Tiên. “Hy vọng sẽ có thêm những con thú được thả về rừng. Nơi đó mới là nhà của chúng” - anh nói.

“Họ đã truyền lòng đam mê cho chúng tôi”

Theo ông Nguyễn Duy Khang, cán bộ VQG Cát Tiên, thông qua các chương trình hợp tác, cán bộ ở đây đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về công tác cứu hộ thú hoang dã. Các nhân viên của vườn cũng có cơ hội được tiếp cận các công nghệ tiên tiến như thiết bị GPS, thiết bị dò tìm sóng radio… để ứng dụng vào công tác cứu hộ. “Nhưng hơn hết, họ đã truyền cho chúng tôi lòng đam mê, bầu nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc” - ông Khang nói.

Ngoài ra, thông qua các tổ chức tài trợ cho các chương trình cứu hộ thú hoang dã, các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đã biết đến VQG Cát Tiên. Họ đã nhiều lần đến đây để quay phim, làm chương trình. Sau những đợt như vậy, VQG Cát Tiên đón tiếp rất nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để quảng bá du lịch rất tốt.

HUYỀN VI