Dự án phát triển du lịch sinh
thái vườn quốc gia Cát Tiên (2009 – 2011) do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên
nhiên WWF - Đan Mạch và WWF Việt Nam đồng tài trợ nhằm tạo sinh kế cho
người dân địa phương phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với việc
bảo vệ vườn quốc gia Cát Tiên.
Một
trong những hợp phần chính của dự án xây dựng mô hình du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng ở xã Tà Lài với các cộng đồng dân tộc thiểu số người
Mạ và Stiêng ở ấp 4 và người Tày ở ấp 7.
Dự
án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ năng phục vụ du lịch như biểu
diễn cồng chiêng, múa hát dân tộc, hướng dẫn, lễ tân – phục vụ buồng,
nấu ăn; tổ chức các đợt tham quan, học tập ở Đạm bri, Đa ra hoa (Núi
Voi) ở Lâm Đồng; tham gia hội chợ hàng dệt thổ cẩm ở Hà Nội; tổ chức các
lớp nâng cao nhận thức và năng lực cho Ban quản lý du lịch cộng đồng xã
Tà Lài và Ban đại diện du lịch cộng đồng các ấp 4 và ấp 7. Thông qua
những lớp tập huấn, tham quan này, dự án đã giúp cho đồng bào dân tộc
hiểu biết và tự tin hơn để khai thác du lịch cộng đồng ở Tà Lài giúp
nâng cao đời sống của người dân địa phương”.
Nhà dài tại Tà Lài - ảnh: Hồ Thị Thanh Thủy
Dự án khai thác những tiềm năng tự nhiên kết hợp với các yếu tố văn hóa địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch nhằm mang lại những nguồn lợi thiết thực đến cho cộng đồng. Nhà dài Tà Lài đã được xây dựng theo kiến trúc của người Mạ, nằm bên hồ Vàm Hô, nép mình bên cánh rừng nguyên sinh của vườn quốc gia Cát Tiên sẽ cung cấp dịch vụ lưu trú và là địa điểm tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng phục vụ cho du khách đến tham quan Vườn quốc gia Cát Tiên và Tà Lài. Ông Trần Văn Thành, Giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên nói: “ Nhà dài cũng giúp cho việc giảm sức ép của du khách đến lưu trú tại Vườn quốc gia Cát Tiên trong những mùa cao điểm”.
Đến
với Tà Lài, du khách đến đây không những được đắm mình trong không gian
yên tĩnh, thoáng mát của vùng đất lịch sử anh hùng mà còn được thưởng
thức vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng tự nhiên bằng những tuyến mạo hiểm đi
xuyên rừng; thưởng thức những bài hát, điệu múa truyền thống của đồng
bào dân tộc; thưởng thức các món ăn mang đậm bản sắc của địa phương như
lá nhíp, rượu cần; mua các sản phẩm dệt thổ cẩm làm quà lưu niệm được
đan từ những đôi tay khéo léo của bả con dân tộc. Những nét chân chất,
giàu kiến thức bản địa của người dân địa phương giúp du khách dễ hòa
mình với cộng đồng, làm du khách vơi đi những lo toan, tính toán trong
cuộc sống hiện nay.
Tuy
nhiên, du lịch sinh thái cộng đồng mới chỉ đang bắt đầu. Hy vọng mô
hình du lịch sinh thái cộng đồng Tà Lài sẽ là mô hình hấp dẫn cho những
du khách trong nước và quốc tế muốn được trải nghiệm với người dân địa
phương ở Tà Lài.
1 nhận xét:
Mong rằng Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của Tà Lài sẽ được Bền vững
Mà chỉ có thể Bền vững được nếu không có thêm 2 cái Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A.
Cảm ơn anh Mai Quốc Ấn luôn hết lòng Bảo vệ Rừng
Nhóm chúng tôi sẽ luôn sát cánh bên các Anh Chị!
http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/
Đăng nhận xét