(HNM) - Chỉ trong khoảng 20 năm qua, đã có ít nhất 10 loài động vật quý hiếm vĩnh viễn biến mất khỏi Việt Nam do nạn phá rừng và săn bắn trộm. Con số này chắc chắn sẽ không dừng lại nếu như chúng ta vẫn giữ cung cách quản lý, bảo vệ rừng và xử lý các đối tượng vi phạm như hiện nay.
Trên đây là nhận định của các chuyên gia thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam nhân vụ việc công bố loài tê giác một sừng vừa chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam vào tháng 10-2011.
Trên đây là nhận định của các chuyên gia thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam nhân vụ việc công bố loài tê giác một sừng vừa chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam vào tháng 10-2011.
Vườn quốc gia U Minh có hàng chục loài chim, thú quý hiếm được ghi vào Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
10 loài vật vĩnh viễn biến mất ở Việt Nam
Bảo tồn các loài động vật đặc biệt quý hiếm từ lâu đã được các cơ quan quản lý và các nhà khoa học đề cập tới. Tuy nhiên, vấn đề này dường như mới chỉ được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học mà chưa có các hoạt động thực sự hữu hiệu nào. Đây là lý do khiến cho trong phiên bản Sách đỏ Việt Nam xuất bản năm 1992, những loài động vật bị đe dọa ở mức cao nhất chỉ được xếp ở hạng nguy cấp, chưa loài nào bị tuyên bố tuyệt chủng, thì đến phiên bản được công bố năm 2008, có tới 9 loài động vật bị xem như đã tuyệt chủng, biến mất hoàn toàn khỏi các cánh rừng, con sông, con suối của Việt Nam. Đó là: tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác Sumatra) từng sinh sống ở các khu rừng thuộc tỉnh Khánh Hòa. Bò xám và lợn vòi ở núi rừng Tây Nguyên. Cầy rái cá, một loài động vật độc đáo vì thuộc họ cầy nhưng lại sống gần nước như rái cá, từng được bắt gặp tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Cá chình Nhật từng xuất hiện nhiều ở Hà Nội (khu vực sông Hồng chảy qua địa phận huyện Thanh Trì) và các tỉnh ven biển Trung bộ (đặc biệt là vùng trước cửa sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định). Cá chép gốc (chỉ sống ở sông Kỳ Cùng của tỉnh Lạng Sơn). Cá lợ thân thấp từng sinh sống tại các sông suối miền núi phía bắc. Hươu sao được coi là đã tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên, giờ chỉ còn trong các vườn thú và trang trại. Con vật này trước đây sinh sống tại rất nhiều địa phương từ Bắc vào Nam. Cá sấu hoa cà từng sinh sống tại các đầm lầy và rừng ngập mặn ở miền Nam. Loài bò sát này đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên nhưng vẫn được nuôi tại một số vườn thú và trang trại để lấy thịt và da.
Mới đây nhất, ngày 25-10-2011, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) ra tuyên bố loài tê giác một sừng sinh sống ở Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên đã chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam. Sự ra đi của loài động vật này là một mất mát vô cùng to lớn đối với thiên nhiên Việt Nam và thế giới. Ban quản lý VQG Cát Tiên cho biết: cá thể tê giác quý hiếm này chết do bị săn bắn. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã phát hiện có một vết đạn găm vào chân trái của con tê giác một sừng cuối cùng này.
Bất cập trong quản lý và xử lý
Sau cái chết của tê giác một sừng và trước đó là nhiều loài động vật quý hiếm bị tuyệt chủng, các nhà quản lý, nhà khoa học đang lo lắng cho nhiều loài khác cũng đang đứng trước nguy cơ tồn vong. Theo ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF, các loài bò tót, voi và hổ cũng đang dần biến mất ở Việt Nam. Riêng với hổ, từ lâu các nhà khoa học đã không có bằng chứng về sự sinh sản của loài này. Đây là điều vô cùng nguy cấp.
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên cho biết, hiện vườn có 3-4 đàn bò tót sinh sống với số lượng tổng đàn khoảng 100 con. Trong Sách đỏ Việt Nam, bò tót được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên có không gian trên 70.000ha, tiếp giáp với gần 40 xã có đông dân cư sinh sống thuộc 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước. Ngoài ra, trong vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên còn có đến 18.000 dân sinh sống. Đây chính là những mối đe dọa của loài thú quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này. Trung bình mỗi năm, lực lượng kiểm lâm của VQG bắt được trên 20.000 cái bẫy thú, trong đó có 10% bẫy bắt cả thú lớn như bò tót, nai, hoẵng... Ngoài ra, mỗi tháng anh em cũng thu vài khẩu súng săn. Chỉ trong chín tháng đầu năm 2011, VQG đã bắt và xử lý 250 vụ vi phạm rừng, vụ đưa ra khởi tố với mức xử cao nhất là bảy năm tù. Cần xử nặng hơn nữa những kẻ cầm đầu, cố tình vào rừng khai thác để làm giàu - ông Trần Văn Thành kiến nghị.
Ông Nguyễn Văn Minh, Hạt Kiểm lâm Cát Tiên băn khoăn: Hiện một cái mật bò tót ở thị trường có giá đến 50-60 triệu đồng; giá thịt bò tót cao gấp ba đến bốn lần thịt bò thường cho nên loài thú này rất hấp dẫn đối với những kẻ đi săn thú rừng. Trong khi đó, lâm tặc chỉ sử dụng súng săn là súng tự chế chứ không phải súng quân dụng nên về luật thì không thể truy tố đối tượng được. Đây quả là một bất cập.
Các chuyên gia của WWF cho rằng, mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác một sừng cũng như một số loài thú quý tại Việt Nam. WWF cảnh báo, việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể động vật vốn đã dễ bị tổn thương.
Ông Nick Cox nhấn mạnh, để cứu các loài động vật nguy cấp, Việt Nam cần bảo vệ môi trường sống tự nhiên, ngăn chặn nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép. Các khu bảo tồn cần có nhiều kiểm lâm hơn, họ cần được đào tạo và giám sát tốt hơn, có trách nhiệm cao mới bảo vệ được động vật hoang dã. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng ngân sách cho công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ rừng.
Bảo tồn các loài động vật đặc biệt quý hiếm từ lâu đã được các cơ quan quản lý và các nhà khoa học đề cập tới. Tuy nhiên, vấn đề này dường như mới chỉ được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học mà chưa có các hoạt động thực sự hữu hiệu nào. Đây là lý do khiến cho trong phiên bản Sách đỏ Việt Nam xuất bản năm 1992, những loài động vật bị đe dọa ở mức cao nhất chỉ được xếp ở hạng nguy cấp, chưa loài nào bị tuyên bố tuyệt chủng, thì đến phiên bản được công bố năm 2008, có tới 9 loài động vật bị xem như đã tuyệt chủng, biến mất hoàn toàn khỏi các cánh rừng, con sông, con suối của Việt Nam. Đó là: tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác Sumatra) từng sinh sống ở các khu rừng thuộc tỉnh Khánh Hòa. Bò xám và lợn vòi ở núi rừng Tây Nguyên. Cầy rái cá, một loài động vật độc đáo vì thuộc họ cầy nhưng lại sống gần nước như rái cá, từng được bắt gặp tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Cá chình Nhật từng xuất hiện nhiều ở Hà Nội (khu vực sông Hồng chảy qua địa phận huyện Thanh Trì) và các tỉnh ven biển Trung bộ (đặc biệt là vùng trước cửa sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định). Cá chép gốc (chỉ sống ở sông Kỳ Cùng của tỉnh Lạng Sơn). Cá lợ thân thấp từng sinh sống tại các sông suối miền núi phía bắc. Hươu sao được coi là đã tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên, giờ chỉ còn trong các vườn thú và trang trại. Con vật này trước đây sinh sống tại rất nhiều địa phương từ Bắc vào Nam. Cá sấu hoa cà từng sinh sống tại các đầm lầy và rừng ngập mặn ở miền Nam. Loài bò sát này đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên nhưng vẫn được nuôi tại một số vườn thú và trang trại để lấy thịt và da.
Mới đây nhất, ngày 25-10-2011, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) ra tuyên bố loài tê giác một sừng sinh sống ở Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên đã chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam. Sự ra đi của loài động vật này là một mất mát vô cùng to lớn đối với thiên nhiên Việt Nam và thế giới. Ban quản lý VQG Cát Tiên cho biết: cá thể tê giác quý hiếm này chết do bị săn bắn. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã phát hiện có một vết đạn găm vào chân trái của con tê giác một sừng cuối cùng này.
Bất cập trong quản lý và xử lý
Sau cái chết của tê giác một sừng và trước đó là nhiều loài động vật quý hiếm bị tuyệt chủng, các nhà quản lý, nhà khoa học đang lo lắng cho nhiều loài khác cũng đang đứng trước nguy cơ tồn vong. Theo ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF, các loài bò tót, voi và hổ cũng đang dần biến mất ở Việt Nam. Riêng với hổ, từ lâu các nhà khoa học đã không có bằng chứng về sự sinh sản của loài này. Đây là điều vô cùng nguy cấp.
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên cho biết, hiện vườn có 3-4 đàn bò tót sinh sống với số lượng tổng đàn khoảng 100 con. Trong Sách đỏ Việt Nam, bò tót được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên có không gian trên 70.000ha, tiếp giáp với gần 40 xã có đông dân cư sinh sống thuộc 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước. Ngoài ra, trong vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên còn có đến 18.000 dân sinh sống. Đây chính là những mối đe dọa của loài thú quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này. Trung bình mỗi năm, lực lượng kiểm lâm của VQG bắt được trên 20.000 cái bẫy thú, trong đó có 10% bẫy bắt cả thú lớn như bò tót, nai, hoẵng... Ngoài ra, mỗi tháng anh em cũng thu vài khẩu súng săn. Chỉ trong chín tháng đầu năm 2011, VQG đã bắt và xử lý 250 vụ vi phạm rừng, vụ đưa ra khởi tố với mức xử cao nhất là bảy năm tù. Cần xử nặng hơn nữa những kẻ cầm đầu, cố tình vào rừng khai thác để làm giàu - ông Trần Văn Thành kiến nghị.
Ông Nguyễn Văn Minh, Hạt Kiểm lâm Cát Tiên băn khoăn: Hiện một cái mật bò tót ở thị trường có giá đến 50-60 triệu đồng; giá thịt bò tót cao gấp ba đến bốn lần thịt bò thường cho nên loài thú này rất hấp dẫn đối với những kẻ đi săn thú rừng. Trong khi đó, lâm tặc chỉ sử dụng súng săn là súng tự chế chứ không phải súng quân dụng nên về luật thì không thể truy tố đối tượng được. Đây quả là một bất cập.
Các chuyên gia của WWF cho rằng, mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác một sừng cũng như một số loài thú quý tại Việt Nam. WWF cảnh báo, việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể động vật vốn đã dễ bị tổn thương.
Ông Nick Cox nhấn mạnh, để cứu các loài động vật nguy cấp, Việt Nam cần bảo vệ môi trường sống tự nhiên, ngăn chặn nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép. Các khu bảo tồn cần có nhiều kiểm lâm hơn, họ cần được đào tạo và giám sát tốt hơn, có trách nhiệm cao mới bảo vệ được động vật hoang dã. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng ngân sách cho công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ rừng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét