Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Thả hơn 100 động vật hoang dã về rừng

Thả hơn 100 động vật hoang dã về rừng

SGTT.VN - Chiều 22.9, hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà đã thả 107 cá thể động vật hoang dã về rừng (ảnh).

Số động vật trên gồm 10 con kỳ đà hoa, 20 rùa núi, 10 cầy vòi hương, 23 nhím đuôi dài, 15 rắn ráo... Đây là số động vật do hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hoà phát hiện ông Lưu Văn Vinh, trú tại xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hoà tàng trữ.

• Triển lãm kêu gọi chống nạn buôn bán động vật hoang dã do trung tâm Giáo dục thiên nhiên thực hiện sẽ được tổ chức tại công viên Gia Định, TP.HCM vào ngày 23.9 và tại công viên Hoà Bình, Hà Nội vào ngày 24.9, nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ động vật hoang dã và kêu gọi người dân Việt Nam tham gia chống nạn buôn bán động vật hoang dã.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Để VQG Cát Tiên trở thành di sản thế giới

Để VQG Cát Tiên trở thành di sản thế giới
Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên (bao gồm khu di tích khảo cổ Cát Tiên) là một trong4 đề cử nhằm chuẩn bị hồ sơ khoa học trình lên UNESCO để được công nhận là di sản thiên nhiên - văn hóa của thế giới.
Theo Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, yếu tố khiến VQG được Nhà nước quan tâm thúc đẩy việc lập hồ sơ khoa học trình UNESCO

* "Tiếng nói" từ đền tháp, cổ vật...

Một góc quần thể di tích Cát Tiên đã được khai quật tại xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
Nếu như những giá trị về mặt thiên nhiên của VQG Cát Tiên đã được khẳng định qua sự công nhận của UNESCO (là khu dự trữ sinh quyển của thế giới) và của Công ước Ramsar (hệ đất ngập nước Bàu Sấu trong VQG là vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới) thì đây là lần đầu tiên khu di tích khảo cổ Cát Tiên (nằm trong phạm vi VQG Cát Tiên) "cất lên tiếng nói" để được thế giới ghi nhận những giá trị đặc biệt của mình. ng nhận là di sản thế giới trước tiên chính là nhờ những giá trị đặc biệt về mặt thiên nhiên kết hợp với nhiều giá trị về mặt văn hóa.




Theo nhà khảo cổ học TS. Phạm Quang Sơn (Trung tâm Khoa học xã hội vùng Nam bộ), quần thể các di tích khảo cổ học này trải dài trên 15km dọc hai bờ thượng nguồn sông Đồng Nai thuộc hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Kể từ khi dấu vết các di tích khảo cổ học đầu tiên được hai cán bộ trẻ của Nhà bảo tàng tỉnh Lâm Đồng phát hiện vào năm 1985 thuộc xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) đến nay, quần thể di tích này luôn được giới khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.

Khai bóc sâu xuống các lớp đất, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều loại hình kiến trúc gạch ở quần thể này như tháp, đền tháp, mộ, đài thờ, nhà dài, đường nước. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn ghi nhận được các lớp đất cư trú với những mảnh gốm cổ và than tro, sàn gạch, đất nện, các đoạn tường gạch, đống gạch phế liệu, mộ táng không xây gạch... Trên phạm vi VQG Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai, các nhà khảo cổ cũng phát hiện nhiều kiến trúc cổ bằng gạch ở xã Nam Cát Tiên, ở Đạ Lắk, Đắk Lua...




Đến nay, di vật thuộc quần thể di tích Cát Tiên thu được hết sức phong phú với những viên gạch, ngói, đá (lát nền, bậc cửa, mi cửa, cột...), đồ gia dụng bằng gốm, đồng, vũ khí bằng sắt... Riêng bộ sinh thực khí linga và yoni ở di tích này được coi là lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực Đông Nam Á.

Trong các đền và mộ tháp, các nhà khảo cổ đã thu thập được bước đầu 276 lá vàng có chạm khắc, dập hình người, động vật, hoa sen..., các phù điêu dập nổi hình thần Shiva, đĩa đồng, chân đèn, mặt tượng...

Trong đợt khai quật gần đây nhất tại di chỉ khảo cổ số 6 (thuộc xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng), người ta còn phát hiện một chiếc hộp bằng bạc chạm khắc hình sư tử. Nhà khảo cổ học TS. Bùi Chí Hoàng, người đã 20 năm gắn bó cùng di tích, cho biết hiện vật này biểu hiện nhiều yếu tố văn hóa giống bên ngoài, đặc biệt là vùng Lưỡng Hà. Ông đặt giả thiết cộng đồng cư dân cổ xưa ở đây đã từng có mối quan hệ giao thương mạnh mẽ với thế giới bên ngoài bằng đường biển và đường bộ.

* Nhiều bí ẩn cần được giải mã
Cũng theo nhà khảo cổ học TS. Bùi Chí Hoàng, một trong những giá trị nổi bật của quần thể di tích Cát Tiên mà chúng ta có thể thuyết phục UNESCO công nhận chính là di tích có niên đại từ rất sớm khi đặt trong tương quan so sánh với những quần thể di tích có cùng phong cách chịu ảnh hưởng từ Bà la môn giáo ở khu vực Đông Dương.

Bằng phương pháp phân tích carbon (C14), các nhà khoa học đoán định khung niên đại của quần thể di tích này vào khoảng năm 250 đến năm 450, tức sớm hơn rất nhiều so với Mỹ Sơn và tương đương với thời kỳ tiền Angkor. TS. Hoàng cho rằng: Chỉ với những phế tích còn lại trên mặt đất, giá trị của quần thể di tích này cũng đã được khẳng định. Thông qua những hiện vật, mô típ trang trí đền tháp, có thể khẳng định được những thành tựu phong phú về văn hóa vật chất, tinh thần, nghệ thuật của cộng đồng cư dân cổ xưa nơi đây. Điều này đủ để di tích này trở thành di sản của thế giới, chứ không chỉ riêng của chúng ta.


Theo những tài liệu của UNESCO, tính từ năm 1992 - năm lần đầu tiên UNESCO đưa ra khái niệm về một di sản hỗn hợp gồm cả thiên nhiên và văn hóa nhằm miêu tả mối quan hệ tương hỗ đặc biệt giữa thiên nhiên và văn hóa của một số khu di sản, cho đến nay cả thế giới hiện mới chỉ có 23 di sản thuộc loại này. Vì vậy, ý kiến của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia cho rằng: dù với những giá trị đã được phát hiện và khẳng định, quần thể di tích Cát Tiên xứng đáng được ghi nhận là một trong những di sản văn hóa của nhân loại.

Theo Báo Đồng Nai

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Chương trình trồng rừng cùng VQG Cát Tiên





Mời các bạn cùng tham gia trồng rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên nhé!!!!

Cả em bé cũng tham gia trồng cây nè!!!!!




Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Xét xử vụ án hình sự Nguyễn Mạnh Hà và đồng bọn xâm nhập Vườn quốc gia Cát Tiên khai thác rừng trái phép

Xét xử vụ án hình sự Nguyễn Mạnh Hà và đồng bọn xâm nhập Vườn quốc gia Cát Tiên khai thác rừng trái phép
Phiên toà lưu động tại xã Nam Cát Tiên

Vào sáng ngày 23/9/2011, tại Trung tâm Văn hoá xã Nam Cát Tiên, Toà án nhân dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự Nguyễn Mạnh Hà cùng đồng bọn về tội vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ rừng theo điều 175 Bộ Luật hình sự.




Có khoảng 1.000 người dân đến dự khán phiên toà

Trong số 14 đối tượng bị khởi tố, bị cáo Nguyễn Mạnh Hà được cho là kẻ chủ mưu, cầm đầu, có hành vi phạm tội mang tính có tổ chức.



14 bị cáo tại phiên toà


Nguyễn Mạnh Hà, người chủ mưu cầm đầu

Được biết, các đối tượng đã 2 lần xâm nhập vào Vườn quốc gia Cát Tiên để tiến hành khai thác gỗ trái phép vào ngày 04/9/2008 và ngày 12/9/2008. Trong lần xâm nhập thứ 2, các đối tượng đã bị lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên bắt giữ. Tổng thiệt hại về gỗ được xác định là 15,7m3 gõ đỏ (thuộc nhóm IIA, nhóm hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại theo nghị định 32/2006/NĐ-CP) với giá trị quy thành tiền là: 170.863.000đ.

Căn cứ vào các hành vi phạm tội, đồng thời căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên mức hình phạt 04 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Hà, sinh năm 1975, ngụ tại xã Đạ Kho (Đạ Tẻh, Lâm Đồng); mức hình phạt 03 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1972, ngụ tại xã Đạ Kho (Đạ Tẻh, Lâm Đồng); mức hình phạt từ 04 tháng đến 1 năm tù đối với 07 bị cáo và mức hình phạt từ 01 đến 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng thời gian thử thách từ 01 năm đến 03 năm 02 tháng đối với 05 bị cáo.

Ngoài ra, các bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho Vườn quốc gia Cát Tiên với tổng số tiền là 170.863.000đ. Trong đó, với vai trò người cầm đầu, Nguyễn Mạnh Hà phải chịu trách nhiệm bồi thường 50% tổng giá trị thiệt hại, cụ thể là: 85.431.000đ.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Phát hiện chuột đá “tuyệt chủng 11 triệu năm”

TT - Ngày 6-9, ông Lưu Minh Thành, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), cho biết vườn vừa nhận được thông tin trên từ Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) và nhóm chuyên gia điều tra đa dạng sinh học của VN ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Loài chuột này được cho là đã tuyệt chủng từ 11 triệu năm trước.



Chuột đá do FFI phát hiện ở Quảng Bình - Ảnh: FFI

Con thú này có hình dạng giống chuột, đuôi dài và khá to, trông như đuôi con sóc, được phát hiện tại địa bàn xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, khi đồng bào người dân tộc Rục bắt được để ăn thịt như những loài chuột khác.

Người Rục gọi loài này là ninh cùng.

Qua kiểm tra mẫu, các chuyên gia bước đầu nhận định đây là loài chuột đá (tên khoa học Laonastes aenigmamus).

Trước đó, loài chuột đá này được cho là đã không còn sống trên trái đất.

LAM GIANG (Tuổi trẻ online ngày 06/9/2011)

Quần thể bò Banteng lớn nhất thế giới đang bị đe dọa

Theo nghiên cứu của WWF kết hợp với chính phủ Campuchia, số lượng quần thể bò rừng banteng tại vùng đồng bằng Đông Campuchia (EP), phía đông bắc đất nước, ước tính chỉ còn khoảng 2.700 – 5.700 con.

Quần thể bò banteng sống ở Campuchia là quần thể lớn nhất thế giới so với số lượng toàn cầu là 5.900 – 11.000 con. Tại các vùng khác như Thái Lan và Indonesia chỉ còn vài trăm con. Bò banteng được coi là một trong những loài động vật đẹp và duyên dáng nhất trong số các loài động vật hoang dã và được coi là tổ tiên của các loài gia súc tại Đông Nam Á.

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết, các quần thể bò rừng banteng ở Campuchia đã giảm hơn 90% so với cuối những năm 1960. Từ năm 1996, bò rừng banteng đã được IUCN đưa vào danh sách những loài bị đe dọa trên toàn cầu bởi sự sụt giảm số lượng nhanh chóng và đáng lo ngại này.

Mối đe dọa khiến số lượng bò banteng suy giảm nghiêm trọng là do nạn săn trộm. Bên cạnh đó, áp lực từ những nhà đầu tư trong nước và quốc tế đối với việc chuyển nhượng đất nông nghiệp cũng như những kế hoạch cho những dự án lớn về cơ sở hạ tầng đã đe dọa tới vùng đồng bằng Đông Campuchia.

Theo ông Nick Cox, Quản lý Bảo tồn Loài của WWF-Greater Mekong, việc chấp nhận chuyển nhượng đất của khu bảo tồn dù nhỏ cho các mục đích kinh tế sẽ tạo thành một tiền lệ vô cùng nguy hiểm, làm suy yếu những nỗ lực mà chính phủ Campuchia và các cơ quan bảo tồn thực hiện trong thập kỷ vừa qua.

Ông nói thêm: “Điều này có nghĩa là những khu bảo tồn của Campuchia, bao gồm cả những vùng có các quần thể mang tầm quan trọng toàn cầu đang sinh sống, không được pháp luật bảo vệ như người dân từng nghĩ”.

Theo các chuyên gia để khôi phục quần thể bò rừng banteng đang bị đe dọa trên toàn cầu, cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn cũng như cam kết mạnh mẽ về bảo tồn từ cấp cao của chính phủ Campuchia.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Thứ trưởng bộ NN&PTNT sẽ đi kiểm tra các khu vực dự kiến XD thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hứa Đức Nhị sẽ đi kiểm tra khu vực dự kiến xây dựng hai nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên sông Đồng Nai và khu vực dự kiến là khu chứa nước cho hai nhà máy này để có báo cáo cho Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

VCF tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện các dự án nhỏ

Ngày hôm nay 14 tháng 9 năm 2011 tại thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, Ban thư ký Quỹ bảo tồn Rừng đặc dụng Viêt Nam đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác thực hiện các dự án nhỏ tại các khu rừng đặc dụng Việt Nam.

Sau 6 năm hoạt động từ năm 2005 đến nay, Quỹ đã Tài trợ được 81 dự án Tài trợ nhỏ cho 76 khu bảo tồn rừng đặc dụng trên toàn quốc. Tổng kinh phí đã giải ngân là 11,4 triệu đô la Mỹ, đạt 62 % so với Hiệp định. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2005 và dự kiến dự án sẽ được thực hiện tiếp đến tháng 3 năm 2013. đến dự có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hứa Đức Nhị



Buổi chiều cùng ngày Hội nghị đã được Thứ trưởng Hứa Đức Nhị đã có ý kiến chỉ đạo
Ngày 15/9/2011 các đại biểu tham dự hội nghị sẽ đi thăm quan một mô hình thực hiện dự án tại Khu Bảo tồn thiên nhiên, văn hóa và di tích lịch sử Đồng Nai. Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng đã thực hiện dự án giai đoạn 1 đến năm 2011 và đang trình hồ sơ đề xuất cho giai đoạn 2 của dự án với kinh phí dự kiến khoảng 200.000 USD.

Nguy hiểm

Trích blog Quốc Ấn_Mai 

Cái này mình viết cho SGTT nhưng ko đc đăng vì một số lý do "tế nhị" nên đành đăng lại blog.

Phiếm: Kết luận bên lề

Bên lề cuộc hội thảo hoa học về dự án thủy điện nọ tính làm giữa rừng quốc gia phía Nam có ba chuyện cười ra nước mắt.

Chuyện 1: Một nhóm phóng viên truyền hình từ phía Bắc thuộc đài Và Tiền Về bay vào dự hội thảo. Họ cũng theo đoàn xe đến bìa rừng rồi... dừng lại. Lý do phụ được đưa ra: Mệt quá! Lý do các đồng nghiệp tiết lộ: Họ xin tư liệu của đài địa phương nên đi rừng chi cho mệt. Lý do người dân địa phương cho biết: "Mấy ổng ngồi chờ "nói chuyện riêng" với chủ đầu tư. Nhìn vui vẻ thân thiết như người trong nhà vậy..." (P/s: Một nhà khoa học kéo tận tay tui ra chỉ về nhóm này và nói đó đúng là phóng viên quy's toc (quý tộc).)

Chuyện 2: Một nhân viên của chủ đầu tư dự án ngồi ở cửa rừng nói bâng quơ: "Ai mà có đủ Tâm, đủ Tầm, đủ Tài khi đọc bản đánh giá tác động môi trường cuối cùng của chúng tôi sẽ thấy triển khai thủy điện sẽ rất là ô kê gà đen..." Các nhà khoa học và phóng viên tham dự hội thảo mới vừa đi thực tế từ rừng già vô tình nghe được chuyện này nên đêm ấy mọi người... mất ngủ. Nhà khoa học với phóng viên cùng ý nghĩ: "Rừng thì phải bảo vệ nhưng giờ mà nói, viết thủy điện không hay thì người ta lại bảo mình thiếu Tâm, thấp Tầm, tiện Tài thì chết!". Hôm sau, vẫn chuyện ai nấy làm...

Chuyện 3:Trong không khí tranh luận của hội nghị vào buổi chiều có một bà nhà báo Vua Vịt Xiêm của báo Tiền Không từ Tây Nguyên (cùng địa phương với chủ đầu tư) không được mời bỗng đứng lên chất vấn người quản lý rừng rằng các anh bảo vệ rừng kiểu gì, còn gì để bảo vệ nữa, thủy điện mà hiệu quả như thủy điện giữa rừng lần đầu tiên tôi mới thấy qua, để nhà nước quyết chớ tổ chức hội thảo làm gì cho mất công... Ông giữ rừng đưa ra một loạt cứ liệu để trả lời và thắc mắc hình như bà nhà báo đặt câu hỏi mà không hiểu tí gì về vấn đề mình đang hỏi còn đại biểu phía dưới xầm xì: "Có "mùi" nặng quá?!" Hội thảo vẫn tiếp diễn tốt đẹp...

Cuối hội thảo, kết luận ba chuyện bên lề được giới khoa học lẫn báo chí thống nhất như sau:

Chuyện 1: Chùi mép không khéo...

Chuyện 2: ...đoàn người vẫn cứ đi.

Chuyện 3: Ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm! (Dị bản: Nhìn mặt sáng sủa ai dè chiều cũng sủa.)



Bên lề của bên lề

Hậu hội nghị, có một tờ béo đưa tin sớm lắm. Nói vấn đề các nhà khoa học quan tâm nhứt là cái này chớ không phải cái kia, có ảnh đi thực tế hẳn hoi. Mỗi tội, cái anh này viết hoàn toàn theo hướng có lợi cho chủ đầu tư chớ không phải lợi cho rừng. Mỗi tội, trong danh sách khách mời lẫn những PV có mặt hình như không có nhà béo đó. Là sao ta?

Hậu hội nghị, một mớ nhà béo vượt sông Đồng Hươu chớ không ở lại rừng. Lý do là các iem PR chưn dài của chủ đầu tư mời gọi dữ quá, từ chối không nỡ. Hậu hội nghị diễn ra tốt đẹp. Bạn nào quan tâm cứ search tất cả các báo có viết về rừng sẽ thấy những bài báo nào có "mùi đồng" ngay.



Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Kiến nghị xem xét lại toàn diện thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

TT - Các nhà khoa học, môi trường đã soạn thảo bản kiến nghị gửi Quốc hội nhằm xem xét lại toàn bộ hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Tuổi Trẻ đã có cuộc phỏng vấn TS Vũ Ngọc Long - đại diện Mạng lưới sông ngòi VN phía Nam, viện phó Viện Sinh học nhiệt đới - xung quanh nội dung bản kiến nghị này.
 
Một gia đình người S’Tiêng sinh sống trên sông Đồng Nai, nơi dự kiến xây dựng đập thủy điện Đồng Nai 6  - Ảnh: ĐỨC TUYÊN
TS Vũ Ngọc Long cho biết bản kiến nghị đã được Mạng lưới sông ngòi VN cùng với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN, một số tổ chức và các nhà khoa học, nhà môi trường ký tên, cùng kiến nghị và sẽ gửi đến Văn phòng Quốc hội vài ngày tới.
* Các tổ chức và các nhà khoa học đã dựa trên cơ sở nào để soạn thảo bản kiến nghị này?
- Chúng tôi căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội số 49/2010/QH 12 và điều 7 Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH 12. Theo đó, tại điều 3 trong nghị quyết Quốc hội số 49/2010/QH 12 ngày 19-6-2010 đã nói tiêu chí về dự án, công trình quan trọng quốc gia đầu tư tại VN phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: “... Dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50ha trở lên”. Vậy hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A dự kiến chiếm dụng 372,2ha đất rừng, trong đó 136,98ha thuộc vườn quốc gia Cát Tiên, phải được Quốc hội có quyết định chủ trương trước. Do đó chúng tôi sẽ gửi thông tin chính xác về tác động môi trường của hai dự án này cho Quốc hội để Quốc hội có ý kiến can thiệp.
Ngoài ra theo điều 7 Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH 12 ngày 13-11-2008 quy định “Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học” chỉ rõ việc nghiêm cấm “...Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn...”. Do đó không nên cho triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì chúng nằm trong vườn quốc gia Cát Tiên.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư có tổng công suất thiết kế 241MW và cho tổng sản lượng điện gần 1 tỉ kWh/năm.
Ngày 21-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Từ quy hoạch này, Chính phủ đưa hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vào danh mục các dự án nguồn điện dự kiến được đưa vào vận hành giai đoạn 2011-2020.
* Thế nhưng nhà đầu tư, cụ thể là Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai, vẫn đang tiến hành thủ tục trình các cấp có thẩm quyền mong được sớm triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Nếu hai dự án này được phê duyệt cho xây dựng, ông nghĩ sao?
- Nếu hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được duyệt cho xây dựng thì người duyệt sẽ phạm luật. Cụ thể là những điều luật tôi đã nêu trên.
* Ngoài vấn đề pháp lý nêu trên, bản kiến nghị gửi Quốc hội còn có những thông tin nào khác?
- Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam lập cho dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (tháng 9-2010) có nhiều vấn đề thiếu sót mà các nhà khoa học chưa thể chấp nhận được. Ngay trong khu vực lòng hồ chịu tác động trực tiếp của hai dự án này đang tồn tại một số loài động thực vật quý hiếm có vai trò quan trọng trong bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học.
Các đánh giá tác động môi trường và xã hội rất sơ sài, thiếu thông tin, chưa xem hết các rủi ro và sai lầm tiềm ẩn, do vậy chưa đầy đủ và chưa thuyết phục. Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa đánh giá hết vùng bị ảnh hưởng và nhóm hộ dân bị ảnh hưởng. Ví dụ như cả khu vực của hai dự án mà mới chỉ có 29 hộ dân được phỏng vấn qua phiếu điều tra. Đặc biệt không có biên bản họp tham vấn cộng đồng của chủ đầu tư với cộng đồng bị ảnh hưởng. Các kế hoạch quản lý môi trường do chủ đầu tư đưa ra chưa có tính khả thi.
* Các nhà khoa học sẽ kiến nghị Quốc hội cụ thể những điều gì?
- Chúng tôi sẽ kiến nghị Quốc hội năm vấn đề: 1- Phải có những nghiên cứu sâu và đánh giá bổ sung về ảnh hưởng của hai dự án trên toàn mức độ lưu vực sông, tác động tổng hợp của các thủy điện cả vùng đầu nguồn và hạ nguồn; 2- Xem xét lại tính pháp lý khi triển khai hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A; 3- Nghiêm túc nghiên cứu và đánh giá lại ảnh hưởng đối với tính đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cát Tiên; 4- Phải có những nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của hai nhà máy có tác động thế nào tới sản xuất nông nghiệp ngay dưới đập liên quan đến bốn tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai và nguồn nước của hàng triệu người dân TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu...; 5- Xem xét và đánh giá những ảnh hưởng về môi trường xã hội đối với cộng đồng dân cư, nhất là người dân tộc bản địa (Châu Mạ, S’Tiêng, M’Nông), về kinh tế, bảo tồn tính đặc sắc và đa dạng của văn hóa các dân tộc cũng như sức khỏe của họ.
ĐỨC TUYÊN thực hiện
 * Cuối năm ngoái, UBND TP.HCM từng có kiến nghị hạn chế tối đa thủy điện trên sông Đồng Nai. Vừa rồi cơ quan chức năng của Đồng Nai cũng kiến nghị xem xét không cho xây dựng thủy điện 6 và 6A, ông nhận xét gì về các kiến nghị này?
- Họ kiến nghị như vậy là quá xác đáng và rất trách nhiệm. Năm ngoái nước mặn đã xâm nhập đến Hóa An (TP Biên Hòa), như vậy là rất đáng báo động. Tình trạng này có nguyên nhân từ việc tích nước thủy điện Đồng Nai 3, 4, thủy điện Đồng Nai 5 cũng đang được khẩn trương xây dựng, nếu có thêm thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thì tình hình càng thêm trầm trọng.
Không chỉ có thủy điện trên dòng chính, mà các dòng nhánh sông Đồng Nai cũng có nhiều thủy điện nhỏ. Các nhà máy thủy điện về nguyên tắc phải ngăn lũ mùa mưa, xả nước mùa khô, nhưng vì lợi nhuận cục bộ và thiếu phương án điều tiết trên toàn hệ thống nên vùng hạ lưu ngập về mùa mưa và khát về mùa khô là hiện tượng phổ biến, không chỉ ở hệ thống sông Đồng Nai.
LÊ KIÊN ghi
 ------------------------------------
* Tin bài liên quan:

Đề nghị truy tố kiểm lâm giúp lâm tặc phá rừng



(TNO) Ngày 23.8, Công an huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã hoàn tất kết luận điều tra chuyển Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Hồ Khắc Hiểu, nguyên nhân viên kiểm lâm trạm Bến Cầu (thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên) về tội “Vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng”.
Theo điều tra, trong quá trình làm nhiệm vụ, Hiểu đã móc nối với nhóm lâm tặc do Nguyễn Mạnh Hà (ngụ Lâm Đồng) cầm đầu để đưa người và phương tiện vào đốn gỗ quý trong Vườn quốc gia Cát Tiên.
Từ đầu năm 2010 đến tháng 3.2011, Hiểu liên tục thông báo quy luật hoạt động của kiểm lâm cho Hà biết để đưa người vào chặt cây và rút lui an toàn khi có biến động, gây thiệt hại cho Vườn Quốc gia Cát Tiên khoảng 16m3 gỗ quý trị giá gần 200 triệu đồng.

Cát Tiên NP
Theo Kim Cương - Thanh Niên Online

Đầu tư xây thủy điện: Vì điện hay vì gỗ?


Sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp khai thác gỗ đến việc xây dựng các dự án thuỷ điện và bài học từ những vụ "núp bóng" thuỷ điện để khai thác gỗ trong những năm qua đáng để các nhà hoạch định chính sách cẩn trọng khi cấp phép cho các nhà máy mới.
Thuỷ điện: "bùa hộ mệnh" để khai thác gỗ?

Mặc dù các nhà đầu tư thủy điện phải kêu than lỗ nặng nhưng vẫn có rất nhiều dự án thủy điện khác đang tiếp tục trình chờ phê duyệt, thậm chí có trường hợp chủ đầu tư còn cố tìm mọi cách để được cấp phép đầu tư, bất chấp sự phản đối gay gắt từ phía các các nhà khoa học, các cơ quan báo chí và cả các cơ quan chức năng, … Trong số đó, 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ngay trong khu vực rừng quốc gia Cát Tiên, đang thu hút sự quan tâm của dư luận, là ví dụ điển hình.

Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do Tập đoàn Đức Long – Gia Lai làm chủ đầu tư đang vấp phải sự phản đối của dư luận không chỉ vì nó nằm gọn trong khu vực cần được bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt mà còn vì những khuất tất đáng lo ngại khác.

Trong đó, đáng chú ý là nghi ngờ của ông Trần Văn Thành, giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên khi trả lời phỏng vấn báo SGTT ngày 8/7 về tính khách quan của báo cáo kiểm tra tác động môi trường khi thực hiện dự án. Trong khi trước đó dự án này đã bị Bộ TN & MT trả về nhưng lại được Bộ NN & PTNT ủng hộ và toàn bộ chi phí cho đoàn kiểm tra (của Nhà nước) trong thời gian khảo sát đều do chủ đầu tư bỏ ra.

Ngoài ra, dư luận lại một phen thót tim khi ông Nguyễn Việt Dũng, phó giám đốc trung tâm Con người và thiên nhiên (hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam), nơi đang chuẩn bị hoàn tất nghiên cứu “Phát triển thuỷ điện và hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam” cho rằng bản báo cáo đánh giá tác động môi trường này chỉ là bản sao chép! 
72288294_20110904163657_thuydien_tt
Bạt ngàn gỗ có dấu cắt gọt cẩn thận từ thượng nguồn trôi về lòng hồ thủy điện A Vương. Ảnh: Đ.Nam (Tuổi trẻ)
Về vấn đề khai thác gỗ dưới chiêu bài thủy điện thì không thể không nhắc đến dự án thủy điện Khe Diên tại Quảng Nam. Theo ghi nhận của báo VietNamNet thì khi có được giấy phép khai thác gỗ tận thu gỗ trong lòng hồ nhà máy thủy điện Khe Diên do cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam cấp vào cuối năm 2005 như một “tấm bùa” hộ mệnh, Công ty TNHH Xây dựng Ngọc Sơn (Cty Ngọc Sơn, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) đã bắt đầu công cuộc “tảo thanh” rừng đầu nguồn Khe Diên suốt trong năm 2006 và đầu năm 2007. Tuy nhiên, điều đáng nói là Cty Ngọc Sơn không những thực hiện tận thu tài nguyên rừng tại khu vực lòng hồ mà còn “mạnh dạn” tiến quân vào rừng nguyên sinh đầu nguồn để khai thác gỗ quí hiếm.

Một diễn  biến  khác vào năm ngoái, trong đợt xả lũ lịch sử của thủy điện A Vương, nhiều người đã ngỡ ngàng sau khi chứng kiến hàng nhìn m3 gỗ trôi dạt xuống lưu vực sông Vu Gia, Quảng Nam. Chủ nhân của lượng lớn gỗ này được xác định là ngoài lâm tặc thì thủy điện cũng đã góp phần không nhỏ để tạo nên trận “lũ gỗ” lịch sử này.

Doanh nghiệp gỗ hào hứng với thủy điện


Một số ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng doanh nghiệp đổ xô đi làm thủy điện là vì họ “được phép” phá rừng, bán gỗ. Theo một bài viết trên báo Nhà báo & Công luận ngày 10/11/2010 thì một doanh nhân bật mí rằng, tình trạng các doanh nghiệp đổ xô đi làm thủy điện là vì “siêu lãi”. Siêu lãi chưa phải là do bán điện vì quá trình xây dựng nhà máy bao giờ cũng mất từ 3- 5 năm- mà là từ việc được phép phá rừng làm hồ chứa và dĩ nhiên doanh nghiệp được bán số gỗ đó.

Liệu đây có phải nguyên nhân sâu xa lý giải hiện tượng có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ “tự nhiên” lại quá mặn mà với thủy điện đến vậy trong khi đây không phải là thế mạnh của họ? Và tất nhiên, để được phép khai thác gỗ một cách “hợp pháp” thì không có cách nào khác là phải nhờ đến các báo cáo “ăn xổi” như trên..

Một doanh nghiệp khai thác và chế biến gỗ hàng đầu của Việt Nam trong vòng 3 năm qua đã được cấp phép triển khai 17 dự án thủy điện tại các tỉnh Tây Nguyên, Thanh Hóa và trên nước bạn Lào.

Tương tự, doanh nghiệp Đức Long – Gia Lai cũng không chịu thua kém khi cũng tham gia khá mạnh mẽ vào lĩnh vực thủy điện với các dự án như thủy điện Đăk Sepay tại Gia Lai, Sông Sen tại Quảng Trị và gần đây là hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gây tranh cãi.

Với những nguồn lợi vô giá từ gỗ của các cánh rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng quốc gia, … cần được bảo tồn nên các khu vực này đang nhận được sự “quan tâm” của các dự án thủy điện xem ra cũng là điều dễ hiểu.

Theo nghiên cứu “Phát triển thủy điện và hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam”, hiện cả nước có 47/128 rừng đặc dụng có sự hiện hữu ngay trong lòng hoặc tác động từ bên ngoài của 119 dự án thủy điện lớn, nhỏ. Như vậy, trung bình mỗi vườn quốc gia, khu bảo tồn “cõng” khoảng 2,5 dự án thủy điện. Có được 1 MW điện sẽ mất 62,63 ha diện tích đất rừng và rừng đặc dụng. Đối  với rừng đặc dụng đã vậy thì chắc chắn những cánh rừng bình thường khác sẽ còn bị “tận diệt” thê thảm hơn rất nhiều.

Đầu tư cho thủy điện để cung cấp năng lượng cho sự phát triển đất nước là một nhu cầu thiết thực, nhất là với vị trí địa lý và đặc điểm sông ngòi chằn chịt với độ dốc lớn như tại Việt Nam là những thuận lợi hiếm có. Tuy nhiên, với tình trạng các dự án thủy điện đang được cấp phép tràn lan đã gây nên nhiều bức xúc và chứa đựng nhiều rủi ro tìm ẩn cho xã hội như lũ lụt, hạn hán và hủy hoại thiên nhiên, môi trường.

Chúng ta không thể phát triển bằng mọi giá. Màu xanh của rừng đang dần thay thế bằng màu đỏ của máu khi nhìn từ trên cao. “Máu” của rừng không thể tiếp tục chảy chỉ vì lợi ích cục bộ của một vài nhà đầu tư nào đó đang núp bóng dưới những “mục tiêu” cao cả là góp phần cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của quốc gia.
Theo Trần Minh Quân - Vietnamnet